#Bạn có phải người giỏi lắng nghe?
- chunggpt
- 17 thg 9, 2023
- 4 phút đọc
Tác giả: Kate Murphy
Người Dịch: Trịnh Dung
NXB: NXB Hà Nội
Ngôn Ngữ: Tiếng Việt
Trọng lượng: (gr) 300
Kích Thước Bao Bì: 20.5 x 14.5 cm
Số trang: 284

Tâm trí chúng ta luôn hoạt động không ngừng, để tâm phán xét khi người khác đang nói chính là một sai lầm mà nhiều người hay mắc phải. Chúng ta có khuynh hướng phán xét, đưa ra những nhận định kể cả khi đối phương chưa kết thúc những điều họ đang muốn nói.
Nên có những câu hỏi chúng ta cũng không nhớ nổi câu trả lời:
Lần cuối cùng bạn lắng nghe ai đó là khi nào?
Bạn có thực sự lắng nghe không, hay nóng lòng không tập trung, hay tranh thủ phản hồi lại?
Lần cuối ai đó thực sự lắng nghe bạn là khi nào?
Bạn có thực sự cảm thấy bản thân mình được lắng nghe?
Những chia sẻ cá nhân:
1, Thế giới này đôi khi rất thiếu sự lắng nghe, đôi khi người ta nói ra, không hẳn là cần lời khuyên, đôi khi người ta nói ra đơn giản chỉ là cần một người biết lắng nghe.
2, Ngày trước có nghe một chia sẻ của một người anh lớn, đại loại, khi nghe ai đó nói về một điều gì đó rất hay mặc dù bạn đã biết, hãy cứ yên lặng lắng nghe họ nói. Điều này làm họ rất vui.
Đôi khi trong một câu chuyện nào đó đừng cố tỏ ra là bạn biết, mặc dù có thể bạn đã biết, từ đó họ chia sẻ cho bạn thêm nhiều điều bạn thật sự chưa biết.
3, "Lắng nghe có giá trị nhiều hơn so với nói, bởi khi nói, ta nhắc lại điều ta biết, còn khi lắng nghe, ta tiếp thu được những điều ta chưa biết…"
4, Sự lắng nghe và thấu hiểu, là sự kết nối sâu sắc nhất trong các cung bậc kết nối giữa người với người.
Sự lắng nghe không chỉ đơn giản là dùng đôi tai để nghe, mà dùng cả thời gian và trái tim để hiểu,…
Sự lắng nghe là khởi sinh cho những phản ứng sau đó, là những ánh mắt chạm mắt, những sự im lặng khi cần thiết, những cái gật đầu, những thắc mắc tương ứng với câu chuyện được đưa ra, sự bày tỏ đồng ý kiến, hoặc điểm chưa hợp lý cần phải khai thác sâu hơn về vấn đề,…
Đó là lý do Frank Tyger từng nói, "Thính giác là một trong năm giác quan của con người. Nhưng lắng nghe là cả một nghệ thuật".
5, "Việc không lắng nghe ai đó có thể gây tổn thương ngay cả khi bạn không có ý định làm thế, và nó còn tàn nhẫn nếu được sử dụng như một loại vũ khí.
6, Nghệ thuật lắng nghe còn nằm ở lắng nghe chính mình, lắng nghe quan điểm đối lập, và cũng cho chúng ta biết khi nào thì nên dừng lắng nghe…
7, Lắng nghe chính bản thân mình:
Đôi khi dưới nhiều tác động của bên ngoài, phản ứng của cơ thể chúng ta tạo ra những cảm xúc phức tạp. Đôi khi sự lắng nghe và hiểu những cung bậc cảm xúc đó, cũng là một cách xoa dịu và tự chữa lành. Để bản thân mình, trở về trạng thái cân bằng tự nhiên.
8, Lắng nghe tiếng nói từ sâu bên trong, để giúp bản thân hiểu chính mình và trở nên nội lực.
Sự ưu tiên lắng nghe tiếng nói từ bên trong giúp hạn chế gián đoạn những tiếng ồn ào ở ngoài xã hội.
9, Đối với bản thân mình, lắng nghe giúp hiểu bản thân hơn, bớt đi những sự mâu thuẫn nội tại, bớt đi sự phán xét cá nhân dành cho chính mình, bản thân mình sẽ tự yêu lấy chính mình.
Trong gia đình, lắng nghe tạo nên một gia đình đầy sự yêu thương và gắn hết, là nơi xoa dịu những tổn thương, bớt đi những tranh cãi không đáng có.
Trong tập thể, lắng nghe giúp mọi người thấu hiểu lẫn nhau, giúp tập thể giảm đi những mâu thuẫn, xung đột và vận hành khéo léo,…
Trong cộng đồng, cũng là một dạng mở rộng của tập thể.
Một số trích dẫn hay:
1, “Lắng nghe là vấn đề bạn quyết định không cần lo lắng điều mình sắp nói”
Lắng nghe cần nhiều hơn sự trầm tĩnh, suy nghẫm, và hiểu.
Để nói thì không phải đơn giản thế, nói đôi khi cần nhiều sự kết hợp với nhau, biết mình nói gì, chia sẻ và trình bày phù hợp để người khác hiểu, để vấn đề mình muốn nói khớp với câu chuyện người khác muốn nghe, hoặc ít ra có thể giải quyết một vấn đề nào đó...
2, "Lắng nghe có giá trị hơn nhiều so với nói. Chiến tranh bùng nổ, vận may mất đi và tình bạn tan vỡ đều xuất phát từ nguyên nhân là thiếu sự lắng nghe."
3, "Chỉ bằng cách lắng nghe, chúng ta được gặp gỡ, thấu hiểu, kết nối, đồng cảm và phát triển với "tư cách con người".
Hãy để ý sự khác biệt của một "tư cách con người".
4, "Dù nói chuyện qua mạng hay trực tiếp, cốt lõi vẫn là xác định bản thân, định hình câu chuyện và truyền tải thông điệp."
Giá trị nằm ở tất cả những điều đó, chứ không đơn giản chỉ là những thứ bạn tiếp thu.
Không phải tự nhiên mà, thời Hy Lạp cổ đại Epictetus nói rằng: “Tạo hóa ban tặng cho con người một cái lưỡi nhưng có đến hai cái tai, tức là chúng ta có thể lắng nghe người khác nhiều gấp đôi những gì chúng ta nói”.
Đôi khi đọc hết một cuốn sách này, hoặc đọc hết những dòng này cũng là một dạng thức của lắng nghe… lắng nghe thông điệp của người viết, lắng nghe câu chuyện của tác giả,… lắng nghe bản thân mình thông qua tất cả những điều trên.
Chun
Love
コメント