#Giá cả hàng hóa và, câu chuyện khủng hoảng kinh tế...
- chunggpt
- 13 thg 9, 2023
- 3 phút đọc
Giá cả hàng hóa: Giá cả một món hàng hóa nào đó tăng hay giảm, như thịt heo, rau muống, vàng, chứng khoán, bất động sản,... là do đâu?
> Các nhà kinh tế học rất giỏi trong việc phức tạp hóa những điều bình thường, cho nên, "Với đa số người dân, kinh tế học dường như vẫn là điều gì đó khó hiểu, trừu tượng, một lĩnh vực mà chỉ các “chuyên gia” mới biết và dám bàn đến mà thôi."
> Thật ra giá cả một món nào đó được điều chỉnh tăng hay giảm dựa trên phương trình đơn giản:
Tổng tiền trong thị trường (bao gồm tiền giấy và tiền tạo ra trên máy tính) = Số lượng hàng hóa ( Bất động sản, chứng khoán, thịt heo, rau muống...) x Giá cả hàng hóa + ( Số lượng vàng, dầu, kim cương) x giá vàng, dầu, kim cương. (***)

• Khủng hoảng kinh tế: bản chất là khi nền kinh tế bị thiếu lượng tiền mặt, tức vế trái thấp hơn nghiêm trọng so với vế phải. Còn vế trái tăng mạnh so với vế phải thì lạm phát. Để giải quyết khủng hoảng kinh tế theo phương trình trên, có 3 cách:
> In tiền ra, để vế trái tăng lên.
> Giảm số lượng hàng hóa thừa và không thiết yếu, ví dụ như khủng hoảng thừa trong lịch sử sau cách mạng công nghiệp Anh, người ta phải vứt bớt máy móc hàng hóa xuống biển.
> Giảm giá hàng hóa (giảm phát)
Nhìn chung người ta sẽ áp dụng cả 3 cách này để giải quyết khủng hoảng, tùy mặt hàng, tùy thị trường, tùy tình huống mà áp dụng linh hoạt. Tuy nhiên, xét tổng thể thì kịch bản sẽ diễn ra theo hướng như sau:
1, In tiền ra (tiền giấy).
Hậu quả của việc in tiền giấy là sau một thời gian lưu thông, nó sẽ tạo ra một lượng tiền máy tính lớn gấp vài lần lượng tiền giấy in ra ban đầu, nên vế trái tăng mạnh, mai mốt vế phải lại tăng theo để cân bằng, lượng hàng hóa sản xuất ra không kịp thì giá hàng hóa sẽ tăng
=> lạm phát mạnh, mạnh cỡ Venezuela thì dân khóc.
Vì vậy Nhà Nước sẽ tính toán chỉ in vừa đủ.
2, Bơm tiền giải cứu các doanh nghiệp lõi và quan trọng với nền kinh tế quốc gia.
Cỡ Vinamilk mà phá sản thì dân chúng lầm than, nên phải giải cứu bằng mọi giá. Thóc đâu mà đãi gà rừng, nên cứu thì chỉ cứu những doanh nghiệp quan trọng, còn doanh nghiệp ngoài kế hoạch thì cho chết, mặc kệ
=> chứng khoán tăng mạnh trong ngắn hạn từ đáy.
3, Tiền bơm ra ngắn hạn thì nhiều, doanh nghiệp phá sản nhiều
=> Vế trái tăng mạnh, vế phải giảm mạnh
=> Điều chỉnh giá vàng, bitcoin,... tăng để tránh siêu lạm phát.
Vì vậy trong mùa khủng hoảng vàng nó tăng rất rất nhanh là vậy.
4, Sau khi in và bơm tiền cứu các doanh nghiệp, nền kinh tế xem như thoát được con trụy tim
=> Bắt đầu bước vào giai đoạn suy thoái. Lúc này là lúc giải quyết các khoản nợ khổng lồ.
Lượng tiền máy tính tồn rất nhiều trong nền kinh tế, nên phải xóa bớt. Lúc này bất động sản lên thớt. Các ngân hàng thương mại sẽ siết nợ các con nợ phá sản, thu hồi tài sản thế chấp. Mà tài sản thế chấp giá trị to nhất đa phần là bất động sản. Cứ thu hồi một tài sản thế chấp là lượng tiền trong máy tính tương đương tài sản đó bị xóa.
=> Bất động sản giảm nghiêm trọng.
Nguồn, Thầy Andy.
Kommentare